Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp thường gặp ở cả nam và nữ

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm hơn chúng ta thường thấy. Nó xuất hiện ở cả nam và nữ. Không chỉ người già, những người trẻ dưới 40 tuổi và các bạn nhỏ dưới 16 tuổi cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp.
Theo thống kê, ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% và 20% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đã phải nằm điều trị tại bệnh viện. Nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2 – 3 lần. Thường 70 - 80% người mắc bệnh là nữ giới và có khoảng 60 - 70% họ ở trong độ tuổi từ 30 - 60.
Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Đây là một dạng bệnh viêm tổn thương khớp thường gặp do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường xảy ra ở màng của các khớp xương gây ra sưng, dẫn đến đau, khi bệnh lâu ngày sẽ làm biến dạng khớp. Bệnh thường gây đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân hay bàn chân.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường được thấy ở các khớp nhỏ riêng lẻ. Hoặc chúng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hay bàn chân. Khi viêm khớp dạng thấp để lâu ngày, bệnh nhân có thể đau ở các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ.
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất, đó là:
- Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng và kéo dài ít nhất 30 phút, người bệnh mới có thể cử động bình thường.
- Đau, sưng đỏ khớp, nhất là khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác đau nhói.
- Khi viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng, các khớp sẽ bị biến dạng. Bàn tay, bàn chân sẽ bị sưng to, hay co quắp lại. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể người bệnh sẽ bị tàn phế.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền xuất phát từ nguyên nhân vệ khí của cơ thể không đầy đủ. Các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cơ, khớp xương, kinh lạc, từ đó làm tắc sự vận động của khí huyết gây nên các chứng sưng, đỏ, đau các khớp.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Còn viêm khớp dạng thấp theo tây y thì đây là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu, mạn tính. Màng hoạt dịch khớp ăn mòn ở các khớp ngoại biên và đối xứng. Khi người bệnh chủ quan, để bệnh lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí mất chức năng vận động của khớp.
Những nguyên nhân viêm khớp dạng thấp theo tây y có thể là:
- Có thể do virus, vi khuẩn, dị nguyên xâm nhập gây viêm khớp.
- Có thể do di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4. 60 - 70% bệnh nhân thường gặp có yếu tố này, chỉ 30% là ở cộng đồng.
- Các yếu tố bên ngoài khác như: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh… cũng có thể là những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Bạn cần đến bệnh viện, tiến hành kiểm tra các xét nghiệm thử máu, phân tích dịch khớp và chụp X – quang khớp để phát hiện đúng bệnh và xem mình đang ở viêm khớp dạng thấp giai đoạn nào để có cách điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nặng, khi đã bị biến dạng khớp, bạn cần tiến hành phẫu thuật để cải thiện khớp và làm giảm những cơn đau do viêm khớp dạng thấp khi dùng thuốc không có hiệu quả.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Ngoài ra, để giảm đau viêm khớp đơn giản tại nhà, bạn có thể chườm nóng và kết hợp xoa bóp. Chườm nóng bạn có thể dùng bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần đem đi giã nát rồi sao nóng, dùng vải xanh gói lại để chườm chỗ đau. Khi hỗn hợp nguội, bạn thay mới, cứ chườm liên tục 15 – 30 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Thường xuyên tập thể dục thể thao
Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội… Vừa giúp tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim, đồng thời giúp các khớp linh hoạt hơn, không bị tê cứng, giảm đau nhức và máu lưu thông tốt hơn.
Thay đổi tư thế sinh hoạt
Bạn cần tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi. Bạn nên thường xuyên vận động để không gây cứng xương khớp.
Không nên ngồi lâu một chỗ
Bổ sung các chất dinh dưỡng
Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp người bệnh có bộ xương chắc khỏe hơn. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh thì cá, trứng cũng là lựa chọn phù hợp cho bạn bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng, khi cơ thể bị thừa chất sẽ sinh ra những bệnh nguy hiểm khác.
Bạn nên hạn chế tối đa việc uống bia rượu, hút thuốc lá, chúng là những nguyên nhân gây hại cho cơ thể.

Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn trang bị được thêm cho mình những kiến thức về viêm khớp dạng thấp. Bạn chớ chủ quan trước những cảnh báo của cơ thể, tránh để bệnh lâu ngày sẽ khó điều trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những mẹo chữa ho đờm từ dân gian đơn giản mà hiệu quả

Không chỉ vào mùa đông, mà ngồi điều hòa nhiều vào mùa hè cũng khiến chúng ta dễ bị ho đờm. Những cơn ho dai dẳng, khàn tiếng, mất tiếng, ...