Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp thường gặp ở cả nam và nữ

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm hơn chúng ta thường thấy. Nó xuất hiện ở cả nam và nữ. Không chỉ người già, những người trẻ dưới 40 tuổi và các bạn nhỏ dưới 16 tuổi cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp.
Theo thống kê, ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh là 0,5% và 20% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đã phải nằm điều trị tại bệnh viện. Nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2 – 3 lần. Thường 70 - 80% người mắc bệnh là nữ giới và có khoảng 60 - 70% họ ở trong độ tuổi từ 30 - 60.
Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Đây là một dạng bệnh viêm tổn thương khớp thường gặp do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường xảy ra ở màng của các khớp xương gây ra sưng, dẫn đến đau, khi bệnh lâu ngày sẽ làm biến dạng khớp. Bệnh thường gây đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân hay bàn chân.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường được thấy ở các khớp nhỏ riêng lẻ. Hoặc chúng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hay bàn chân. Khi viêm khớp dạng thấp để lâu ngày, bệnh nhân có thể đau ở các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ.
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp dễ thấy nhất, đó là:
- Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng và kéo dài ít nhất 30 phút, người bệnh mới có thể cử động bình thường.
- Đau, sưng đỏ khớp, nhất là khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác đau nhói.
- Khi viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng, các khớp sẽ bị biến dạng. Bàn tay, bàn chân sẽ bị sưng to, hay co quắp lại. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể người bệnh sẽ bị tàn phế.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền xuất phát từ nguyên nhân vệ khí của cơ thể không đầy đủ. Các tà khí như: phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cơ, khớp xương, kinh lạc, từ đó làm tắc sự vận động của khí huyết gây nên các chứng sưng, đỏ, đau các khớp.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Còn viêm khớp dạng thấp theo tây y thì đây là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu, mạn tính. Màng hoạt dịch khớp ăn mòn ở các khớp ngoại biên và đối xứng. Khi người bệnh chủ quan, để bệnh lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí mất chức năng vận động của khớp.
Những nguyên nhân viêm khớp dạng thấp theo tây y có thể là:
- Có thể do virus, vi khuẩn, dị nguyên xâm nhập gây viêm khớp.
- Có thể do di truyền: Viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4. 60 - 70% bệnh nhân thường gặp có yếu tố này, chỉ 30% là ở cộng đồng.
- Các yếu tố bên ngoài khác như: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh… cũng có thể là những nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Bạn cần đến bệnh viện, tiến hành kiểm tra các xét nghiệm thử máu, phân tích dịch khớp và chụp X – quang khớp để phát hiện đúng bệnh và xem mình đang ở viêm khớp dạng thấp giai đoạn nào để có cách điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nặng, khi đã bị biến dạng khớp, bạn cần tiến hành phẫu thuật để cải thiện khớp và làm giảm những cơn đau do viêm khớp dạng thấp khi dùng thuốc không có hiệu quả.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Ngoài ra, để giảm đau viêm khớp đơn giản tại nhà, bạn có thể chườm nóng và kết hợp xoa bóp. Chườm nóng bạn có thể dùng bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần đem đi giã nát rồi sao nóng, dùng vải xanh gói lại để chườm chỗ đau. Khi hỗn hợp nguội, bạn thay mới, cứ chườm liên tục 15 – 30 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi đáng kể.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Thường xuyên tập thể dục thể thao
Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội… Vừa giúp tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim, đồng thời giúp các khớp linh hoạt hơn, không bị tê cứng, giảm đau nhức và máu lưu thông tốt hơn.
Thay đổi tư thế sinh hoạt
Bạn cần tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi. Bạn nên thường xuyên vận động để không gây cứng xương khớp.
Không nên ngồi lâu một chỗ
Bổ sung các chất dinh dưỡng
Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp người bệnh có bộ xương chắc khỏe hơn. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh thì cá, trứng cũng là lựa chọn phù hợp cho bạn bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng, khi cơ thể bị thừa chất sẽ sinh ra những bệnh nguy hiểm khác.
Bạn nên hạn chế tối đa việc uống bia rượu, hút thuốc lá, chúng là những nguyên nhân gây hại cho cơ thể.

Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn trang bị được thêm cho mình những kiến thức về viêm khớp dạng thấp. Bạn chớ chủ quan trước những cảnh báo của cơ thể, tránh để bệnh lâu ngày sẽ khó điều trị.

Giải đáp chi tiết những thắc mắc về chứng đau đầu. Đau đầu có nguy hiểm không?

Nếu bạn cũng đang bị chứng đau đầu gây khó khăn trong cuộc sống, công việc thì đừng bỏ qua những chia sẻ cũng như những giải đáp của chúng tôi về chứng đau đầu phổ biến này.

Chứng đau đầu thường gặp
Chứng đau đầu thường gặp
“Có những cơn đau đầu nào? Nguyên nhân đau đầu do đâu?”
Chứng đau đầu có thể chia ra làm hai loại: Đau đầu nguyên phát (không phải do bệnh nguy hiểm nào đó) và đau đầu thứ phát (do bệnh gây ra).
Đau đầu nguyên phát thường bao gồm: đau đầu do căng thẳng, chứng đau nửa đầu, hay đau đầu từng đợt. Chúng thường liên quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Khi động mạch giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, từ đó càng làm cơn đau nặng thêm. Nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát thường do: môi trường, thời tiết, lượng công việc, những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống…
Đau đầu thứ phát nguy hiểm hơn so với đau đầu nguyên phát. Đau đầu thứ phát có thể bắt nguồn từ các bệnh viêm xoang, cao huyết áp… Nặng hơn có thể do u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện. Đau đầu thứ phát không được phát hiện sớm sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm.
Đau đầu có nguy hiểm?
Các loại đau đầu

“Tôi thường bị đau nửa đầu, cơn đau thường kéo dài trong nhiều giờ, như vậy có nguy hiểm không?”

Đau nửa đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đau nửa đầu phần lớn là do di truyền, nếu bố mẹ bạn bị đau nửa đầu thì bạn cũng sẽ dễ mắc triệu chứng này. Ngoài ra, nguyên nhân đau nửa đầu còn do: thay đổi thời tiết nắng mưa thất thường, cơ thể bị mệt mỏi do hoạt động mạnh hay do bị ảnh hưởng bởi âm thanh ồn, lớn. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích hay căng thẳng quá mức, gặp stress cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu…
Đau nửa đầu thường không nguy hiểm đến tính mạng. Đau nửa đầu có thể tự khỏi hoặc bạn có thể uống thuốc giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu với những cơn đau đột ngột; thuốc bạn thường sử dụng giờ không còn hiệu quả; đau đầu kèm bị sốt hoặc bạn nôn mửa nghiêm trọng; bạn gặp khó khăn khi nói, nhìn mờ… Bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời, đó có thể là cảnh báo của bệnh u não nguy hiểm.
Nguyên nhân đau nửa đầu
Nguyên nhân đau nửa đầu

“Đau đầu thường xuyên có nguy hiểm không? Những tác hại từ đau đầu?”

Chứng đau đầu là triệu chứng phổ biến, thường gặp ở mọi người. Đau đầu có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Bởi vậy, mà nhiều người vẫn chủ quan với chứng đau đầu. Tuy nhiên, nếu đau đầu trở thành mạn tính, kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bạn, mà đôi khi nó còn gây ra những tác hại nguy hiểm như:
- Đột quỵ: Triệu chứng này xảy ra khi máu không được cung cấp lên não hay não thiếu oxi. Đau đầu có thể làm tắc nghẽn sự lưu thông máu lên não, từ đó gây nên chứng đột quỵ nguy hiểm.
- Hội chứng senotonin: Là các triệu chứng dễ kích động, bị lú lẫn, đổ mồ hôi nặng, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, co giật và thậm chí là tử vong.
- Hội chứng migrainosus: Có thể xảy ra khi cơn đau đầu kéo dài. Các triệu chứng điển hình của hội chứng này là: rối loạn thị giác, mất thị lực hay ói mửa liên tục, từ đó làm mất nước cơ thể, cơ thể kiệt quệ và mệt mỏi.
Ngoài ra, chứng đau đầu còn gây ra những tác hại khác như:  suy giảm trí nhớ, mất ngủ, khó tập trung hay bệnh trầm cảm đáng báo động.
Đau đầu gây tác hại gì?
Đau đầu gây tác hại gì?

“Khi bị đau đầu cần làm gì? Có nên lạm dụng thuốc đau đầu?”

Khi bị đau đầu bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng những loại thuốc đau đầu. Bởi chúng có thể để lại những di chứng nguy hiểm, điển hình là chứng suy giảm trí nhớ khi bạn ngày càng lớn tuổi. Bạn có thể mắc các hội chứng Alzheimer’s, lẫn… khi về già. Ngoài ra, lạm dụng thuốc đau đầu còn khiến cơn đau của bạn “nhờn” với thuốc, khi uống thuốc bạn không những đỡ đau mà còn cảm thấy đau dữ dội hơn.
Bạn có thể áp dụng các cách giảm đau đầu không dùng thuốc như: bạn cần nghỉ ngơi khi bị quá tải công việc, gặp áp lực, căng thẳng; bạn có thể dùng các tinh dầu bạc hà, dầu thơm để xoa bóp thái dương giúp thư giãn, giảm cơn đau đầu… Ngoài ra, khi bị đau đầu, bạn có thể bổ sung cho cơ thể thêm nước, ăn các loại hoa quả giàu vitamin sẽ rất tốt.
Chứng đau đầu hiện nay
Không nên lạm dụng thuốc đau đầu
Trên là những thắc mắc thường gặp về chứng đau đầu. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về chứng đau đầu này.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Đừng chủ quan trước bệnh đau lưng ở phụ nữ!

Nếu bạn vẫn nghĩ đau lưng ở phụ nữ là bệnh thường gặp và không có gì đáng lo ngại, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Bất kì những cảnh báo nào của cơ thể, chúng ta cũng chớ nên chủ quan. Đặc biệt, bệnh đau lưng ở phụ nữ có thể bắt nguồn từ những căn bệnh nguy hiểm!
Bệnh đau lưng ở nữ
Đau lưng ở phụ nữ

Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ

Nếu nam giới thường bị đau lưng do làm việc quá sức, khuôn vác nặng trong thời gian dài dẫn đến chấn thương xương, cơ khớp. Thì phụ nữ bị đau lưng thường do những căn bệnh sau, chứ không chỉ là cơ thể mệt mỏi, đau nhức tức thời.
Phụ nữ đau lưng do viêm khớp
Viêm khớp cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng ở phụ nữ. Viêm khớp thường do chấn thương cột sống hoặc chấn thương phần mềm vùng lưng. Khi bạn làm việc nặng nhọc trong thời gian dài hay ngồi lâu ít vận động… cũng có thể gây viêm khớp.

Phụ nữ bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người phụ nữ lớn tuổi. Hoặc những người thường xuyên làm việc nặng nhọc có thể bị thoát vị đĩa đệm. Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Từ đó gây nên các cơn đau lưng ở phụ nữ.
Đau lưng do mang giày cao gót
Việc mang giày cao gót thường xuyên hay mang giày chật cũng có thể khiến hệ cơ xương khớp chịu nhiều sức ép. Đặc biệt là cột sống vùng lưng và thắt lưng. Mang giày cao gót thường xuyên sẽ dễ làm rối loạn sự liên kết, dễ khiến cột sống bị tổn thương, gây nên bệnh đau lưng ở phụ nữ.
Bệnh đau lưng ở phụ nữ có nguy hiểm
Bệnh đau lưng ở phụ nữ

Đau lưng do mang thai

Đau lưng ở bà bầu là tình trạng thường gặp. Đau lưng có thể là dấu hiệu mang thai hay dấu hiệu sắp sinh trong những tuần cuối của thai kỳ. Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng của cơ thể tăng nhanh, vì thế cột sống và hệ xương khớp sẽ cùng lúc phải chịu nhiều áp lực. Từ đó, gây nên tình trạng đau lưng thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Đau lưng sau sinh
Thường tình trạng đau lưng khi mang bầu sẽ hết sau khi mẹ bầu “vượt cạn” thành công. Tuy nhiên, một số trường hợp sau sinh, phụ nữ vẫn cảm thấy đau lưng, cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Điều này có thể giải thích do cơ thể phụ nữ sau sinh chưa được phục hồi. Hoặc có thể trong khi mang thai, cơ thể mẹ bị thiếu hụt canxi khi cung cấp cho con. Vì thế, phụ nữ sau sinh có thể bị đau mỏi lưng, không thể vận động mạnh hay làm việc nặng nhọc. Cần một thời gian để cơ thể mẹ phục hồi như trước, hết đau lưng và nhức mỏi.

Đau lưng do các bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa như: ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung… cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh phụ khoa như: xuất âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đau rát... bạn nên đến kiểm tra bác sĩ và được chữa trị kịp thời. Tránh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Đau lưng ở phụ nữ do loãng xương
Ở những phụ nữ lớn tuổi, trong giai đoạn mãn kinh thường gặp phải tình trạng đau lưng ê buốt. Khi lớn tuổi, hệ cơ xương khớp dần bị lão hóa và kém linh hoạt hơn, cấu trúc của xương cũng yếu hơn. Lâu dần, hình thành nên bệnh loãng xương và phát sinh các cơn đau lưng khó chịu.
Nguyên nhân đau lưng ở phụ nữ
Nguyên nhân đau lưng ở phụ nữ

Cách điều trị bệnh đau lưng ở phụ nữ

Nằm nghỉ kết hợp xoa bóp

Nếu đau lưng do làm việc quá sức, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn nên nằm ngửa, để cơ thể thả lỏng thoải mái trên giường cứng. Bạn không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ càng khiến cơn đau trở nên tệ hơn. Bạn có thể dùng gối lót dưới cột sống cổ, một chiếc gối mỏng kê dưới lưng và một chiếc gối khác kê dưới kheo để nằm thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ người kết hợp xoa bóp trong lúc nghỉ ngơi để cơn đau qua nhanh. Dùng tay xoa, bóp, day, đấm hay chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống. Cứ 30 phút, bạn lại nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế.

Dùng những bài thuốc dân gian

Chườm nóng có tác dụng rất tốt để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu, từ đó làm giảm cơn đau lưng của bạn. Bạn có thể chườm nóng chữa đau lưng ở phụ nữ bằng lá ngải. Bạn dùng lá ngải cứu rang nóng với muối hạt hay xào nóng với dấm. Rồi bọc hỗn hợp lại trong túi vải để đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Một số bài thuốc uống dân gian chữa đau lưng bạn có thể áp dụng chữa đau lưng như: Dây mướp tươi, bạn thái lát mỏng rồi sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Cầu kỳ hơn bạn có thể sắc vỏ quả bí ngô già, hương nhu và đường đỏ để uống ngày 2 lần. Hỗn hợp đậu đỏ, xơ mướp và củ hành ta cũng có tác dụng tốt chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ.
Nếu áp dụng một thời gian mà bạn vẫn thấy tình trạng đau lưng của mình không được thuyên giảm. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và khám chữa.

Chữa đau lưng ở phụ nữ
Chữa đau lưng ở phụ nữ

Cách phòng tránh bệnh đau lưng ở phụ nữ

Bạn tránh mang giày cao gót thường xuyên. Đôi khi hãy mang giày thể thao hay hài đế bệt để đôi chân được thoải mái. Cũng như cơ, xương khớp khỏe hơn.
Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Tránh làm việc nặng liên tục. Bạn nên bổ sung canxi cho cơ thể bằng các thực phẩm hay thuốc uống hỗ trợ.
Để tránh bị bệnh đau lưng ở phụ nữ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, điều độ. Tránh ngồi lâu một chỗ hay ngồi sai tư thế, có ảnh hưởng xấu đến cột sống, từ đó gây ra tình trạng đau lưng thường gặp ở phụ nữ.
Đừng quên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để chắc chắn rằng bạn không mắc các bệnh về cơ, xương khớp cũng như bệnh lý phụ khoa.

Bệnh đau lưng ở phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến hơn, ngay cả những bạn còn rất trẻ cũng có thể mắc chứng đau lưng. Bạn đừng nên chủ quan, hãy quan tâm dù là những dấu hiệu nhỏ để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời. Càng để lâu, bệnh càng trở nên tệ, khó kiểm soát, thậm chí có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đâu là những nguyên nhân khiến cơ thể luôn mệt mỏi?

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi khiến bạn lo lắng, nhưng bạn lại chẳng biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? Cơ thể mệt mỏi là lời cảnh báo bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Hãy cùng xem nguyên nhân và cách khắc phục khi cơ thể “lên tiếng” trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi do chế độ ăn uống

Chỉ khi cơ thể bạn được đáp ứng đủ lượng protein, chất béo không bão hòa và chất xơ thì bạn mới có thể tràn đầy năng lượng làm việc cho cả ngày dài. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi có thể do chế độ ăn uống của bạn chưa hợp lý. Đặc biệt với những bạn ăn kiêng để giảm cân, cơ thể không nhận được đủ dinh dưỡng nên các bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động hay làm bất cứ việc gì.
Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì? Trong mỗi bữa ăn, bạn nên ăn đủ chất với sự kết hợp hỗn hợp protein từ thịt nạc, trứng hay đậu nành; chất béo lành mạnh từ bơ, ô liu và các loại hạt; bổ sung chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây. Khi bổ sung đủ chất, bạn sẽ luôn thấy khỏe mạnh, đủ năng lượng để hoạt động ngày dài. Ngay cả với những bạn ăn kiêng, bạn vẫn cần có một chế độ ăn hợp lý kết hợp từ thịt và rau xanh.
Cơ thể mệt mỏi do lười vận động
Lười vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi đau nhức và kéo dài. Nếu bạn chỉ nằm hoặc ngồi lâu một chỗ sẽ dẫn đến những bệnh về cột sống, xương khớp, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi kèm triệu chứng đau nhức.
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
Mỗi ngày bạn nên tập thể dục đều đặn, bạn có thể tập chạy bộ hay những bài tập nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Bạn cũng không nên vận động quá sức, sẽ khiến cơ thể suy nhược, và có thể gặp chấn thương về cơ, xương khớp cũng sẽ gây đau đớn.
Cơ thể mệt mỏi do lượng đường trong máu thấp
Đường bổ sung năng lượng cho bạn vì vậy lượng đường trong máu thấp sẽ làm cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều đường từ bánh kẹo ngọt, sẽ gây béo phì, bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch nguy hiểm. Theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch, một ngày nữ giới nên dùng 6 thìa và nam giới dùng 9 thìa cà phê đường. Hãy bổ sung lượng đường cần thiết, nhưng đừng quá lạm dụng nhé!
Cơ thể mệt mỏi do thiếu sắt
Nếu cơ thể mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu chất sắt. Các khoáng chất giúp cho hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu oxy không được vận chuyển hiệu quả, bạn sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải. Điều này có thể lý giải vì sao phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thiếu hồng cầu vận chuyển oxy khiến họ thường mệt mỏi và dễ cáu gắt.
Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì? Để bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể, bạn nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, đậu, lá xanh và ngũ cốc cũng tăng cường cung cấp chất sắt. Bạn cần dùng chung các thực phẩm này với các thực phẩm giàu vitamin C để gia tăng sự hấp thụ. Và cũng đừng ăn quá nhiều nhé, nếu cơ thể thừa sắt sẽ dẫn đến những bệnh cơ xương như: bệnh gout…
Cần làm gì khi cơ thể mệt mỏi
Cần làm gì khi cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi do mất nước

Nước chiếm khoảng 60 – 70% trọng lượng cơ thể, vì vậy, nếu thiếu nước có thể dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Sự mất nước của cơ thể còn khiến chúng ta kém tỉnh táo, làm việc kém tập trung và đạt năng suất thấp.
Bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2l nước, bao gồm nước có nguồn gốc thực phẩm và hoa quả để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn nữa khi bạn tập thể dục nhiều hoặc với thời tiết nắng nóng, hanh khô. Vì vậy, bạn đừng quên bổ sung thêm nước trong lúc tập thể dục hay với thời tiết khắc nghiệt.
Cơ thể mệt mỏi do ngủ không đủ giấc
Cơ thể mệt mỏi là bệnh gì? Đó chưa hẳn là căn bệnh nào mà có thể chỉ là bạn đang trong tình trạng thiếu ngủ. Hầu hết mọi người cần ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Và giấc ngủ cần được ngon và sâu giấc để ngày hôm sau tinh thần thoải mái, làm việc tập trung. Với những người ngủ không đủ giấc hay mất ngủ, cơ thể thường mệt mỏi và hay cáu gắt, tâm trạng khó thoải mái.
Để tránh tình trạng cơ thể mệt mỏi uể oải buồn ngủ, bạn nên đi ngủ trước 11h đêm, đừng thức khuya quá. Không nên dùng điện thoại trước giờ đi ngủ 1 tiếng. Bạn nên để cơ thể thả lỏng, thoải mái và có thể thư giãn bằng bản nhạc nhẹ để giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ
Cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ

Cơ thể mệt mỏi do stress

Stress, bạn luôn căng thẳng, thấy áp lực, tinh thần không thoải mái cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi. Stress còn gây chán ăn, mất ngủ... khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, dễ nổi nóng, mất kiểm soát. Nếu như bạn đang căng thẳng, stress, bạn hãy gác lại mọi chuyện và dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Có thể chỉ là cuộc gặp gỡ với bạn bè, đi xem phim hay đi du lịch đâu đó để tinh thần thoải mái, cơ thể tràn năng lượng hơn.

Trên là những nguyên nhân cơ thể mệt mỏi thường gặp. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình. Đừng lơ đi trước bất kì dấu hiệu nào của cơ thể để không phải hối hận bạn nhé.

Cách chữa mất ngủ đơn giản, tại nhà để cuộc sống tốt hơn

Mất ngủ là tình trạng dễ xảy ra ở nhiều người. Không chỉ có những cô chú tuổi trung niên mà ngay cả với những người trẻ khi gặp áp lực cũng dễ rơi vào tình trạng mất ngủ thường xuyên. Nếu lạm dụng thuốc ngủ quá sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: giảm trí nhớ, hại gan… Vậy, có cách chữa mất ngủ nào đơn giản mà không cần dùng đến thuốc? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cách chữa mất ngủ hiệu quả, tại nhà
Cách chữa mất ngủ hiệu quả, tại nhà

Các cách chữa mất ngủ hiệu quả

Áp dụng phương pháp hít thở sâu

Tiến sĩ Andrew Weil đến từ Trường Đại học Harvard, Mỹ đã đưa ra một nghiên cứu chỉ ra rằng: kỹ thuật thở 4-7-8 là một liều thuốc an thần giảm căng thẳng giúp bạn có thể ngủ sâu chỉ trong 60 giây. Đây được biết đến là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp lượng oxy lưu thông đến phổi tốt hơn, giúp thư giãn hệ thần kinh đối giao cảm, tăng cảm giác thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Các bước thực hiện phương pháp hít thở:
- Thở ra hoàn toàn;
- Sau đó, ngậm miệng và hít vào bằng mũi, đồng thời đếm từ 1-4;
- Giữ hơi thở của bạn trong khi nhẩm đếm từ 1-7;
- Bạn lại thở ra hoàn toàn bằng miệng và nhẩm đếm 1-8;
- Tiếp tục lặp lại các bước hít vào thở ra như vậy đến khi đi vào giấc ngủ.
Trong quá trình thực hiện. bạn phải luôn thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi và giữ nguyên vị trí của lưỡi ở chân hàm răng trên.

Ngâm chân và bấm huyệt lòng bàn chân

Ngâm chân bằng nước ấm giúp lưu thông máu, giảm mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn sau một ngày dài. Bạn có thể áp dụng ngâm chân rồi bấm huyệt lòng bàn chân để dễ ngủ hơn. Đây là cách chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân chữa mất ngủ
Cách thực hiện bấm huyệt lòng bàn chân:
Bạn co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ở vị trí 1/3 lòng bàn chân là huyệt bạn sẽ bấm.
Bạn đặt chân trái lên đùi chân phải, dùng bụng ngón cái tay phải day nhẹ huyệt đó với tần suất 2-4 giây/lần. Bạn thực hiện 100 lần để bàn chân có cảm giác nóng lên. Bạn làm tương tự với chân phải.
Massage chân sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Chữa mất ngủ bằng chuối xanh
Ăn gì chữa mất ngủ? Chuối xanh có tác dụng tốt trong việc chữa mất ngủ giúp bạn. Bạn cần chuẩn bị 1 trái chuối xanh hoặc ương, 600 ml nước và bột quế.
Bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi quả chuối. Sau đó, bạn cho chuối vào nồi nước đã đun sôi. Bạn đun sôi tiếp trong 10 phút rồi tắt bếp. Lấy chuối ra, bạn cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng. Còn phần nước luộc chuối, bạn cho một chút bột quế vào để làm nước uống.
Bạn uống cốc nước trước, đợi 10 phút rồi ăn chuối luộc trước khi ngủ khoảng 1 giờ. Thực hiện vài ngày bạn sẽ thấy bản thân dễ ngủ hơn, giấc ngủ cũng ngon hơn.
Cách chữa mất ngủ
chữa mất ngủ bằng chuối xanh

Chữa mất ngủ bằng gừng tươi

Đây là cách chữa mất ngủ tại nhà bạn có thể áp dụng. Bạn chuẩn bị 1 củ gừng to, 500ml nước lọc và đường phèn.
Gừng bạn đem rửa sạch, đập dập hoặc cắt thành lát. Bạn cho gừng vào ấm, đổ khoảng 500ml nước, đem đun sôi. Bạn đun sôi nước gừng chừng 5 phút rồi cho thêm chút đường phèn vào, bạn hạ lửa nhỏ, đun thêm 10 phút nữa, sau đó thì tắt bếp.
Bạn nên uống 1 cốc nước gừng đường phèn ấm nóng trước khi đi ngủ 60 phút để chữa tình trạng mất ngủ kéo dài của mình. Bạn kiên trì thực hiện vài ngày sẽ tình trạng mất ngủ đã được cải thiện tốt hơn.
Chữa mất ngủ bằng hoa tam thất
Ăn gì chữa mất ngủ? Hoa tam thất có tác dụng bồi bổ hệ thần kinh, trấn an tinh thần, chống mất ngủ, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, hoa tam thất còn có tác dụng: thanh nhiệt cơ thể, tăng cường trí nhớ, chống thiếu máu, phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não… Nên được nhiều người sử dụng, uống như một loại trà hằng ngày.
Bạn nên sử dụng nụ hoa tam thất chưa nở hẳn để chữa mất ngủ hiệu quả hơn. Bạn nên hãm nụ hoa với nước, sử dụng 2 – 3g hoa tam thất để uống. Bạn nên dùng nước lần 2 đến khi nào hết vị ngọt đắng để đạt hiệu quả tốt nhất. Trước khi ngủ 1 tiếng, bạn uống nước hoa tam thất sẽ thấy dễ ngủ hơn. Và sau 6 ngày thực hiện bạn sẽ thấy giấc ngủ của mình đã được cải thiện rõ rệt.
chữa mất ngủ đơn giản
chữa mất ngủ bằng hoa tam thất

Lưu ý tránh mất ngủ

Chữa mất ngủ không dùng thuốc, bạn tuyệt đối không dùng các sản phẩm có chất kích thích trước khi ngủ như: cà phê, thuốc lá, trà, rượu… Cafein có trong những sản phẩm này là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mất ngủ.
Bạn không dùng điện thoại, ipad… trước khi đi ngủ. Ánh sáng điện tử sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Thay vì dùng điện thoại, bạn có thể đọc một cuốn sách nhàm chán để gây cảm giác buồn ngủ cho bạn.
Bạn không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Đặc biệt là socola. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao ít năng lượng. Việc bạn ăn quá nhiều trước khi ngủ, các chất không kịp tiêu hóa hết sẽ khiến bạn căng chướng bụng, gây khó chịu và khó ngủ.
Bạn nên tập yoga trước 1 tiếng khi ngủ hoặc nghe những bản nhạc cổ điển du dương. Việc để bản thân thoải mái trước khi đi ngủ rất quan trọng. Bạn có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ ngon giấc hơn.
Cách chữa mất ngủ tại nhà
Lưu ý tránh bị mất ngủ
Đệm êm, chăn ấm, nhiệt độ phòng thích hợp, phòng chìm trong bóng tối hoàn toàn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Đôi khi việc mất ngủ đến từ tiếng ồn, giường nằm không thoải mái hay nhiệt độ phòng quá nóng. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh phù hợp để ngon giấc hơn.
Nếu bạn đang trong tình trạng khó ngủ, mất ngủ và mất ngủ kéo dài, hãy áp dụng các cách chữa mất ngủ trên để cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình nhé!

Những mẹo chữa ho đờm từ dân gian đơn giản mà hiệu quả

Không chỉ vào mùa đông, mà ngồi điều hòa nhiều vào mùa hè cũng khiến chúng ta dễ bị ho đờm. Những cơn ho dai dẳng, khàn tiếng, mất tiếng, ...